Tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, từ lâu cây cỏ bàng đã trở thành một loại cây trồng quanh năm của người dân...
Hơn 30 năm nay trên những cánh đồng xanh mướt trải dài khắp các nẻo đường của ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa là cánh đồng cỏ bàng mang lại nguồn thu nhập lớn của người dân nơi đây. Cỏ bàng được trồng hơn 30 năm trên vùng đất xã Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa.
Cỏ bàng mọc ở vùng đất ngập nước phèn chua, nhiễm mặn. Đây là loại cỏ thuộc họ cói, có thân thẳng đứng khoảng một mét, trổ bông quanh năm. Những đám cỏ bàng xanh mướt đang được thu hoạch dưới bàn tay của người dân. Trong những năm gần đây, người dân trồng bàng rất phấn khởi bởi giá thương lái thu mua giá tương đối cao, mỗi năm người dân thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Cây cỏ bàng không mất quá nhiều công chăm sóc nhưng đem lại thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm của người dân nơi đây. Cỏ bàng được người dân thu hoạch cắt hoặc nhổ cột lại thành bó thành bó ngăn nắp. Cỏ bàng là loại cây dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều, chỉ cần nhổ cỏ, bón phân, giữ nước cánh đồng chân bàng ổn định, sau 5 tháng trồng người dân bắt đầu thu hoạch. Sau đó, nông dân thường giữ lại gốc bàng tiếp tục chăm sóc khoảng ba tháng thì có thể bán cho thương lái.
Cỏ bàng khá dễ trồng ít tốn công chăm sóc hay ảnh hưởng của sâu bệnh. Chỉ cần trồng khoảng nửa năm thì có thể thu hoạch và đặc biệt sau khi cắt xong thì cây sẽ tự mọc lại nhiều lần mà không cần trồng mới. Thông thường, cỏ bàng có chiều cao từ 1,3 đến 1,8 m và được chia thành hai loại với giá mua hiện nay dao động từ 15 đến 20 ngàn đồng/1 bó tùy loại, mỗi bó có đường kính khoảng 20 cm.
Ông Ngô Văn Đẫm có thu nhập hơn 100 triệu mỗi năm nhờ trồng cỏ bàng. Ông Ngô Văn Đẫm (62 tuổi, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa) cho biết: “Nghề này từ ông cha tôi đã truyền lại cho tôi, trồng riết đã quen dần, mặc dù bây giờ ở đây có nhiều nhà máy, xí nghiệp nhưng tôi vẫn yêu thích nghề này, không thay đổi được. Trồng cỏ bàng có thu nhập ổn định, không mất nhiều thời gian chăm sóc. Vụ này xuống giống gần 6ha cỏ bàng, tôi bắt đầu thu hoạch từ tháng 4 đến nay”.
Để tránh cỏ bàng dính bùn lầy, sau khi cắt người dân xếp từng bó lên xuồng rồi kéo theo đường nước để đưa cỏ lên bờ. “Sau khi thu hoạch xong, thường không cần xuống giống lại mà thực hiện ngay việc chăm bón vụ mới. Từ các gốc cắt cũ, cây cỏ bảng tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, khi trồng từ 5-7 năm, thường người trồng bàng sẽ tiến hành thay giống mới để bảo đảm cây phát triển tốt và cho sản lượng cao” - ông Đẫm nói.
Ông Ngô Văn Bảy – người có gần 50 năm gắn bó với cây cỏ bàng. Theo ông Bảy, cỏ bàng từng chỉ được xem như cây cỏ dại nhưng với sự phát triển của nghề thủ công mỹ nghệ, cây cỏ bàng trở thành nguyên liệu sản xuất. Dù nghề trồng cỏ bàng có vất vả nhưng đây cũng là cây trồng giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định Với giá bàng thương lái thu mua tận nơi như hiện nay, sau khi trừ chi phí, hàng năm người dân trồng cỏ bàng ở xã Mỹ Hạnh Bắc thu lãi trên 100 triệu đồng/1ha diện tích trồng bàng. Cỏ bảng sau khi tập kết cột thành bó sẽ được vận chuyển bằng xe máy hoặc máy cày đem ra đường lớn bán cho thương lái.
Từ việc trồng cỏ bàng giúp nhiều gia đình cải thiện cuộc sống, nhà cửa khang trang hơn. Ngoài ra, không chỉ bán cho thương lái, cỏ bàng còn được người dân Long An thu hoạch để làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, như: đan đệm, làm nón, bao bì, lợp nhà tranh... đem ra bán tại các chợ đầu mối, tăng thu nhập cho những lao động nhàn rỗi sống ở địa phương.
Hiện nay, hầu hết cỏ bàng trên địa bàn huyện Đức Hòa được thương lái thu mua để chở về Tiền Giang bán lại cho những cơ sở sản xuất các loại giỏ, đệm xuất khẩu Vào mùa thu hoạch cỏ bàng, nhiều nhiếp ảnh gia đến đây để săn ảnh và có những bức ảnh từ cánh đồng cỏ bàng đạt giải quốc tế. Đồng thời, cây cỏ bàng còn giúp người dân duy trì nghề đan đệm truyền thống bao đời nay, từ đó góp phần ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.